Facebook
From Red Earthworm, 3 Years ago, written in Plain Text.
Embed
Download Paste or View Raw
Hits: 72
  1.  “Hợp Tán lại nói: Cũng như Bồ Tát địa thượng phát tâm, đây gọi là thế gian, từ sơ địa về trước nghĩa là thế gian”. Sau đây là lời của Hoàng Niệm Lão: “Trong Hợp Tán, đối với Bồ Tát Pháp Tạng, đương thời ở vị trí nào mà phát tâm bồ đề, chưa dám quyết đoán, cho nên nói ra lời nghi hoặc, mà nói hoặc khoảng. Nếu là địa thượng phát tâm”, ông thêm vào chữ hoặc. Hoặc, nói như hiện nay nếu là địa thượng phát tâm. Đây là một câu trong Hợp Tán. (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng)
  2.  Trong thời đại này vì sao Ấn Quang Đại sư dạy chúng ta xây dựng đạo tràng nhỏ? Thực sự chính là nhà tranh nhỏ, nhân số không vượt qua 20 người, đóng cửa lại niệm Phật tấn tu. Cũng giống như Trung Quốc ngày xưa, đại sư Huệ Viễn thời Đông Tấn. Đây là Tông Tịnh Độ Trung Quốc vị tổ sư đầu tiên. Ngài ở Lô Sơn, Giang Tây Lô Sơn xây niệm Phật đường Đông Lâm. Lúc đó chí đồng đạo hợp 123 người, họ cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nơi họ ở có một con suối nhỏ gọi là suối Hổ, đây chính là giới hạn của Ngài, người tu hành ở trong đó không vượt qua giới hạn này, không đi ra bên ngoài, không tiếp xúc với bên ngoài, mỗi người đều thành tựu. Chúng ta ngày nay xây đạo tràng, xây đạo tràng như vậy, cũng phải kiết giới một phạm vi nhỏ. Ấn Quang Đại sư quy định không vượt qua hai mươi người, vậy là đúng rồi. Đó là đạo tràng tu hành thực sự của chúng ta. https://tuongphatquanam.com/chat-lieu/composit/ nên xây dựng đạo tràng mà xây lớn thì lòng người thay đổi, vốn vẫn còn một chút đạo tâm. Đạo tràng khi lớn lên rồi, đạo tâm đó liền trở thành tâm danh lợi. Bây giờ đạo là gì? Tiền là đạo, danh lợi là đạo. Họ đi trên con đường danh lợi, đạo đó chính là đạo ngạ quỷ, đạo súc sanh, đạo địa ngục. Họ là kiểu đạo tràng đó, chúng ta phải hiểu cho rõ ràng. Còn nữa đạo tràng lớn quá, xây dựng huy hoàng quá, rất nhiều người phát tâm đến đó để xuất gia. Mục đích xuất gia ở đâu? Đi hưởng phước. Thế gian này cuộc sống khổ quá. Phòng ốc lớn như vậy ở thì thoải mái biết bao! Họ không phải là vì tu hành, họ vì hưởng phước, vì tạo nghiệp, còn có những tâm không tốt, tương lai muốn chiếm lấy đạo tràng này, đạo tràng đấu tranh, tranh danh đoạt lợi, sự việc này lúc tôi còn trẻ đã thấy qua rồi. Thời đó ở Đài Loan tôi thường đi ra ngoài giảng kinh, có một chùa nọ mời tôi giảng kinh. Tôi ở đó giảng khoảng nửa tháng, cảm thấy không đúng lắm, đạo tràng này mới xây dựng là đạo tràng của nữ chúng, người xuất gia ở trong đó tôi cũng quen biết, rất quen thân với tôi, cho nên họ đến mời tôi giảng kinh, giảng nửa tháng sau trong họ cãi vả nhau. Cãi vã những gì? Phân phối chức vụ không đồng đều. Bởi vì xây đạo tràng, những đồ đệ nhỏ hơn vị tỳ kheo ni lớn tuổi, ra ngoài hóa duyên, hóa duyên đương nhiên có người hóa duyên được nhiều, có người hóa duyên được ít, khi trở về, người hóa duyên được nhiều họ tranh thủ, họ muốn làm quản lý, họ muốn làm duy na, muốn làm tri khách, muốn giành những điều này. Lúc giành còn đánh nhau. Tôi về đến Đài Trung đem sự việc này nói với thầy giáo, thầy giáo nói, thôi được rồi, đừng đi nữa. Tôi nói, kinh còn chưa giảng xong. Không sao, kinh giảng chưa xong cũng là việc thường thấy thôi. Chỉ cần đạo tràng không như pháp thì nhanh chóng rời đi. Tôi liền đi khỏi. Bộ kinh đó tôi giảng được khoảng một phần ba. Chúng ta tin rằng hiện tại đạo tràng phần lớn đều là tình hình như vậy. Họ không phải đang làm việc đạo, đấu đá lẫn nhau, tranh quyền đoạt lợi, lừa gạt tín đồ, lừa gạt Phật Bồ Tát. Quí vị nói xem có nguy quá không? Cho nên Tịnh nghiệp tam phước sau khi phát tâm bồ đề phải nhanh chóng tin sâu nhân quả. Họ không tin nhân quả. Họ tin nhân quả thì sẽ giống như tôi vậy rồi, không dám xây đạo tràng. Vì sao vậy? Bởi vì chúng ta nghĩ đến 20 người sống cùng nhau, cũng sẽ tranh danh đoạt lợi. Vậy thì phiền phức lớn lắm! Bản thân được thanh tịnh vẫn là học theo Phật Thích Ca Mâu Ni là tốt, sống được thanh tịnh, không quản việc gì. Cho nên các đồng học phải nhớ kỹ, tôi một đời chưa từng ngửa tay xin người khác tiền bao giờ, tự động đưa đến cúng dường. Ngày xưa, chúng tôi ở Đài Bắc còn có thư viện, lúc đó, quản trưởng cũng rất tốt, hỏi quí vị, tiền này ở đâu mà có? Người nhà quí vị có biết hay không? Có một người nói tiền mà họ tặng hình như lúc đó tặng 500.000, con số không nhỏ, từ đâu mà có? Ông ấy nói mượn đem đến. Có phải trả tiền lãi suất không? Phải trả tiền lãi, còn phải vay nặng lãi. Quản trưởng Hàn rất tốt, nói: nhanh chóng trả lại, lập tức đem về. Đạo tràng của chúng tôi không thể chấp nhận loại tiền như vậy. Làm việc tốt, quí vị một đồng tiền, hai đồng tiền đều là công đức vô lượng. Lúc quí vị dùng phương thức này, quí vị có lỗi, quí vị không có công đức, đạo lý quí vị nên hiểu, tâm quí vị mới thanh tịnh được, quí vị mới không suy nghĩ lung tung. Cho nên nhân quả đích thực rất quan trọng. Kinh Phật giảng rất rõ ràng. Mấy năm trước, tôi tìm mấy vị đồng học tra Đại tạng kinh, ở trong kinh luận Phật Thích Ca Mâu Ni có nói đến nhân quả địa ngục, những kinh văn này đều tra hết, để biên thành một quyển sách, chúng tôi in ra rồi, lưu thông với số lượng rất lớn, gọi là chư kinh, tổng cộng là 25 bộ kinh, Chư Kinh Phật Thuyết Địa Ngục Tập Yếu, giảng rõ hơn đạo giáo nhiều. Năm xưa vẽ bức địa ngục biến tướng đồ này là y theo Ngọc Lịch Bảo Sao của đạo giáo làm cơ sở để vẽ ra, vì thế tôi mới nghĩ ra trong kinh Phật nhất định có, liền sao chép nó ra, sau này nếu có duyên, lúc có người vẽ sẽ, đem địa ngục biến tướng đồ của kinh Phật, có thể vẽ ra một bức, là do Phật nói. Thực sự hiểu được nghiệp nhân quả báo, không dám làm việc xấu, nhân sinh khổ đoản, mấy mươi năm cái khảy móng tay đã qua mất rồi, tạo tác những ác nghiệp này tương lai phải chịu khổ báo là điều không đáng. Quí vị thực sự hiểu rồi, thực sự rõ ràng rồi, không những việc ác không dám làm, ác niệm cũng không sanh khởi. Khởi ý niệm vì sao không niệm Phật A Di Đà? Phật A Di Đà phước báo vô lượng. Quí vị niệm ngũ dục lục trần là tội nghiệp vô lượng, sự việc như vậy làm sao mà dám làm được? Trái với sự việc luân lý đạo đức nhất định không thể làm, trái với luân lý đạo đức, nghiệp đó gọi là dẫn nghiệp, dẫn dắt quí vị đến tam đồ. Quí vị tạo tất cả những thiện ác, đó là mãn nghiệp. Quí vị đến đường nào quí vị hưởng phước, hay là đi chịu tội. Cho nên điều này không thể không hiểu biết rõ ràng. Hi vọng các đồng học không nên bị lừa. Học Phật cần có trí tuệ. Người có trí tuệ sẽ không bị người ta lừa gạt, không thể mê hoặc, điều này quan trọng hơn bất cứ điều gì. Bản thân chúng ta thì càng quan trọng hơn, thời thời khắc khắc kiểm điểm bản thân. (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng)
  3.  Nếu chúng ta giác ngộ, như năm ngoái trên thế giới có mấy nhà khoa học mở đại hội ở thành phố Xit-ni nước Úc, phân nửa là thảo luận đến dự báo thiên tai của Maya năm 2012, nên đối trị như thế nào? https://tuongphatquanam.com/tong-hop/tuong-go-quan-am/ khoa học người Mỹ tên là Bố Lai Đăng, đề xuất ra năm 2012 nhân dân toàn thế giới nên phản tỉnh, một cơ hội quay đầu là bờ, khế cơ, ông ta nói: chỉ cần những người trên địa cầu có thể bỏ ác dương thiện, cải tà quy chánh, đoan chánh tâm niệm, thì thiên tai không còn nữa, không những thiên tai không còn, mà hướng đi của địa cầu càng tốt hơn. Lời nói này không sai, giống như trong kinh Phật nói, người tu học đại thừa chúng ta nghe là hiểu liền. Nhưng vấn đề là ai có thể quay đầu? Ai có thể đoạn ác tu thiện? Ai có thể cải tà quy chánh? Vấn đề là ở chỗ này. Vấn đề này thực hiện cụ thể không phải hỏi người khác, mà hỏi chính mình, bắt đầu từ mình làm, bắt đầu từ gia đình mình làm, bắt đầu từ đoàn thể nhỏ của mình làm, chúng ta phải thật sự làm! Có hiệu quả không? Chắc chắn có hiệu quả. (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng)
  4.  
  5.  Cho nên vấn đề này cầu người khác, người khác chưa chắc làm được, phải cầu chính mình. Nếu bây giờ ta 50 tuổi vẫn còn kịp, 60 tuổi sẽ thành Phật. Nếu là 60 tuổi vẫn còn kịp, 70 tuổi thành Phật, mỗi người đều có thể thành tựu. Phải hiếu học, chữ nào không biết thì tra từ điển, danh từ thuật ngữ không rõ thì tra từ điển Phật học. Mới bắt đầu phải hạ quyết tâm, phải mất nhiều thời gian để tra tường tận, viết ra một cuốn vở. Tất cả đều tra rõ ràng minh bạch, không còn hoài nghi nữa là bắt đầu đọc, đọc chân thành, cứ đọc lần này qua lần khác sẽ thành công. (Đoạn này được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú)
  6.  
captcha