Facebook
From cum, 2 Months ago, written in Plain Text.
Embed
Download Paste or View Raw
Hits: 243
  1. bai1:
  2. 2.
  3. - Nguyên nhân sâu xa: thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng. => Các tầng lớp nhân dân thuộc địa (bao gồm tư sản, chủ nô, công nhân, nô lệ…) đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh, đòi giải phóng, tự do phát triển kinh tế và văn hoá.
  4.  
  5. - Nguyên nhân trực tiếp:
  6.  
  7. + Tháng 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. Chính phủ Anh lập tức ra lệnh phong tỏa cảng Bô-xtơn và ban hành thêm các đạo luật ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
  8.  
  9. + Đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đã họp, đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không được vua Anh chấp thuận.
  10.  
  11. => Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh với 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
  12. bai2:
  13. 1.
  14. hoi tren lop
  15. 2.
  16. - Ý nghĩa:
  17.  
  18. + Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.
  19.  
  20. + Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.
  21.  
  22. + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.
  23.  
  24. + Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.
  25.  
  26. - Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:
  27.  
  28. + Thiết lập chế độ cộng hoà cùng các quyền tự do, dân chủ.
  29.  
  30. + Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân.
  31.  
  32. + Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
  33.  
  34. - Đặc điểm chính:
  35.  
  36. + Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản
  37.  
  38. + Hình thức: nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
  39. bai3:
  40. 1.
  41. - Những thành tựu tiêu biểu:
  42.  
  43. + Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
  44.  
  45. + Năm 1769, R. Ác-rai phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
  46.  
  47. + Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước.
  48.  
  49. + Năm 1785, E. Các-rai phát minh ra máy dệt, đưa tốc độ sản xuất tăng lên 39 lần.
  50.  
  51. + Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
  52.  
  53. - Thành tựu tiêu biểu nhất là: máy hơi nước, vì:
  54.  
  55. + Trước khi động cơ hơi nước ra đời: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.
  56.  
  57. + Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa
  58. 2.
  59. - Cách mạng công nghiệp ở Pháp:
  60.  
  61. + Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830.
  62.  
  63. + Diễn ra trước tiên trong công nghiệp nhẹ, rồi lan sang công nghiệp nặng.
  64.  
  65. + Kết quả: kinh tế Pháp nhanh chóng phát triển, đứng thứ hai thế giới (sau Anh).
  66.  
  67. - Cách mạng công nghiệp ở Đức:
  68.  
  69. + Bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XIX.
  70.  
  71. + Phát triển dựa trên một nền công nghiệp nặng, hiện đại và tập trung, trong đó công nghiệp luyện kim, hoá chất đóng vai trò chủ đạo.
  72.  
  73. + Kết quả: giữa thế kỉ XIX, kinh tế Đức phát triển với tốc độ rất cao. Đến khi thống nhất đất nước (1871), Đức đã trở thành một nước công nghiệp.
  74.  
  75. - Cách mạng công nghiệp ở Mỹ:
  76.  
  77. + Quá trình công nghiệp hoá diễn ra khá sớm.
  78.  
  79. + Diễn ra trước tiên trong công nghiệp nhẹ, rồi lan sang công nghiệp nặng.
  80.  
  81. + Kết quả: đến giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ đã đứng hàng thứ tư trên thế giới về giá trị sản xuất công nghiệp (sau Anh, Pháp, Đức).
  82. 3.
  83. Mặt trái của cách mạng công nghiệp:
  84.  
  85. - Ô nhiễm môi trường;
  86. - Sự bóc lột sức lao động của phụ nữ và trẻ em; Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản làm mâu thuẫn trong xã hội tư bản và các cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
  87. - Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
  88. Về kinh tế:
  89.  
  90. - Bộ mặt các nước tư bản có nhiều thay đổi: nhiều trung tâm công nghiệp mới và
  91. - thành thị đông dân xuất hiện.
  92. - Năng suất lao động được nâng cao và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
  93. - Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.
  94. * Về xã hội:
  95.  
  96. - Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản và vô sản.
  97. - Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
  98. bai4:
  99. 1.
  100. - Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
  101.  
  102. - Ở In-đô-nê-xi-a:
  103.  
  104. + Thế kỉ XVI, Bồ Đào Nha chiếm một số đảo ở phía đông. Sau đó, thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh cũng xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a.
  105.  
  106. + Giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm nước này.
  107.  
  108. - Ở Mã Lai và Miến Điện: Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp tranh chấp ảnh hưởng tại Mã Lai và Miến Điện
  109.  
  110. - Ở Đông Dương:
  111.  
  112. + Từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp tìm mọi cách tranh giành phạm vi ảnh hưởng tại ba nước Đông Dương
  113.  
  114. + Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm các nước Đông Dương.
  115.  
  116. - Ở Xiêm (Thái Lan):
  117.  
  118. + Thế kỉ XVI, thương nhân châu Âu đã xâm nhập vào Xiêm.
  119.  
  120. + Giữa thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành xâm chiếm một phần Mã Lai và Miến Điện, thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Xiêm.
  121. 2.
  122. Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.
  123.  
  124. Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau, song nhìn chung là vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bốt lính, đàn áp phong trào yêu nước.
  125. Về chính trị:
  126. - Chính quyền các nước đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.
  127. - Bộ máy trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.
  128. Về kinh tế:
  129.  
  130. - Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
  131. - Mở rộng hệ thống đường giao thông để phục vụ khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
  132. - Cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền.
  133. Về văn hóa:
  134.  
  135. - Du nhập văn hóa phương Tây => Xung đột văn hóa, tôn giáo.
  136. - Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân.
  137. Về xã hội:
  138.  
  139. - Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa câu kết với thực dân bóc lột nông dân.
  140. - Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề.
  141. - Hình thành tầng lớp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tiểu tư sản trí thức, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  142. 3.
  143. - Ở In-đô-nê-xi-a:
  144.  
  145. + Sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã nổ ra như: khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675), khởi nghĩa Su-ra-pa-tit (1683 - 1719), khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830),...
  146.  
  147. + Kết quả: các cuộc đấu tranh đều thất bại.
  148.  
  149. - Tại Phi-líp-pin:
  150.  
  151. + Ngay khi thực dân Tây Ban Nha xâm nhập đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của thổ dân đảo Mác-tan (1521) với thủ lĩnh là La-pu-la-pu.
  152.  
  153. + Đến đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh đã có bước tiến rõ rệt, tiêu biểu là khởi nghĩa của Nô-va-lét (1823), khởi nghĩa Khơ-rút-xơ (1844).
  154.  
  155. - Ở Miến Điện: ngay từ cuộc xâm lược đầu tiên (1824 - 1826), quân Anh đã vấp phải sự kháng cự của quân đội Miến Điện do tướng Ban-đu-la chỉ huy. Đến năm 1825, Ban-du-la hi sinh, cuộc kháng chiến thất bại.
  156. bai8:
  157. 2.d
  158. - Trận đại phá quân Thanh xâm lược năm 1789 của quân Tây Sơn:
  159.  
  160. + Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.
  161.  
  162. + Ngày 25/1/1789 (đêm 30 Tết, âm lịch), quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu.
  163.  
  164. + Ngày 28/1/1789 (mùng 3 Tết), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
  165.  
  166. + 30/1/1789 (rạng sáng mùng 5 Tết), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội). Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị nghe tin đại bại cũng vội vã bỏ trốn. Đến trưa, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.
  167. bai10:
  168. 2.c
  169. + Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước (1871), Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ) về công nghiệp.
  170.  
  171. + Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.
  172.  
  173. - Chuyển biến về chính trị của Đức:
  174.  
  175. + Đối nội: Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.
  176.  
  177. + Đối ngoại: giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.
  178.  
  179. Câu hỏi trang 47 Lịch Sử 8:Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Mỹ trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
  180. 2.d
  181. + Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, từ vị trí thứ tư, Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
  182.  
  183. + Có những công ti độc quyền khổng lồ đồng thời là những để chế tài chính như: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, "vua thép” Moóc-gân, “vua ô tô” Pho,...
  184.  
  185. + Nông nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu lớn. Đến cuối thế kỉ XIX, Mỹ trở thành nguồn cung cấp chủ yếu lương thực, thực phẩm cho châu Âu.
  186.  
  187. - Chuyển biến về chính trị của Mỹ:
  188.  
  189. + Đối nội: chế độ Cộng hòa đề cao vai trò của tổng thống. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau nắm quyền, thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.
  190.  
  191. + Đối ngoại: giới cầm quyền Mỹ tìm cách tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; độc chiếm ảnh hưởng ở khu vực Mĩ La-tinh (thông qua các thủ đoạn như: viện trợ kinh tế, can thiệp quân sự, khống chế chính trị,…).
  192. bai16:
  193. - Thủ công nghiệp:
  194.  
  195. + Có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đầy mạnh.
  196.  
  197. + Chính sách bắt thợ giỏi vào làm trong các quan xưởng và những quy định ngặt nghèo về mẫu mã của nhà nước phong kiến đã khiến cho một số ngành, nghề thủ công không phát triển được.
  198.  
  199. - Thương nghiệp:
  200.  
  201. + Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng.
  202.  
  203. + Chính sách thuế khóa nặng nề và bế quan tỏa cảng của nhà nước đã kìm hãm sự phát triển của thương nghiệp. Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần bị sa sút.
  204. - Nét nổi bật về tình hình xã hội:
  205.  
  206. + Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn.
  207.  
  208. + Lực lượng tham gia vào những cuộc đấu tranh này gồm nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, là: khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) ở Thái Bình; khởi nghĩa của Lê Duy Lương (1833) ở Ninh Bình; khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 - 1835) ở Cao Bằng; khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854 - 1856) ở Hà Nội…
  209.  
  210. - Suy nghĩ: tính từ năm 1802 đến năm 1862, ở Việt Nam có khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều đình, số lượng các cuộc khởi nghĩa lớn như vậy đã cho thấy:
  211.  
  212. + Tình hình xã hội bất ổn dưới triều Nguyễn.
  213.  
  214. + Đời sống của người dân khổ cực, những mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền phong kiến ngày càng sâu sắc, khó có thể hòa giải.
  215.  
  216.